Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CÙA

SINH VIÊN NĂM 2, NĂM 3 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Nhóm tác giả: Phạm Cao Tố, Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Văn Khả, Lê Thanh Tiệp, Nguyễn Đức Thuận

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên vùng Đông Nam Bộ. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 411 sinh viên năm 2 và năm 3 ở các Trường ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu (sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu). Nghiên cứu đã cho thấy có 4 nhóm nhân tố Sự đam mê kinh doanh, Kinh nghiệm, Giáo dục ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên vùng Đông Nam Bộ.

Từ khóa: ý định khởi nghiệp, sinh viên vùng Đông Nam Bộ, nhân tố

  1. Đặt vấn đề

Khởi sự kinh doanh đã là chủ đề ngày càng được quan tâm. Trong bối cảnh này, nhiều người kỳ vọng khác nhau đã được kết nối lại nhằm phụ vụ mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô: các mối quan tâm chính là tăng số lượng tiềm năng của những người quan tâm đến việc khởi nghiệp (start up) (dự định bắt đầu khởi nghiệp), để kích thích khởi sự kinh doanh (thực hiện khởi nghiệp) và cuối cùng để bảo đảm sự tồn tại và tăng trưởng các dự án khởi nghiệp (kinh doanh thành công). Các doanh nghiệp khởi động luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng gần đây tầm quan trọng của họ đã phát triển đáng kể. Vì lý do này, các chính phủ trên thế giới đã sửa đổi quy định và tạo ra các ưu đãi để khuyến khích phát triển của họ. Tuy nhiên, thống kê cho thấy phần khởi động ban đầu có tỉ lệ thất bại rất cao, thường là do thiếu quy hoạch chiến lược, đầu tư tiếp thị sai hoặc phân bổ nguồn lực không hiệu quả. Mục đích của bài viết này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

  1. Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu, Trường Đại học Thủ Dầu Một, nhằm tìm ra hướng cải tiến trong giáo dục của các Trường Đại học và Cao đẳng để định hướng khởi nghiệp cho sinh viên một cách tốt nhất.

Trong khởi nghiệp, Ajzen (1991) được biết đến đến với mô hình Lý thuyết về hành vi kế hoạch, đây là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để giải thích ý định khởi sự kinh doanh của một cá nhân. Lý thuyết về hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: thái độ của cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi

Nhiều nghiên cứu dựa trên mô hình của Ajzen (1991) cho rằng các đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp như tính sáng tạo, mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng chịu đựng, nền tảng gia đình ( Eda Gurel và công dự, 2010; Anabela Dinis và cộng sự , 2013)

Nhiều nghiên cứu nhận ra rằng nhận thức mong muốn bao gồm thái độ của một người và nhận thức khả thi liên quan đến tự tin vào năng lực bản thân hay khả năng kiểm soát hành vi nhận thức (Krueger và cộng sự, 1994; Guerrero và công sự, 2006; Devonish và cộng sự, 2010)

Kristandy, S. J., & Aldianto, L. (2015) cho rằng sở thích cá nhân, cơ hội kinh doanh, môi trường kinh doanh và sự tự tin ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ở Indonesia

Theo Linh và cộng sự (2016) cho rằng nhận thức mong muốn trong khởi nghiệp và nhận thức khả thi trong khởi nghiệp có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

Dựa trên phần lược khảo tài liệu có liên quan và các mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Thái độ (TD)

Fishbein và Ajzen (1975) thừa nhận rằng một thái độ là một yếu tố dự báo đáng tin cậy của một hành vi trong tương lai. Kolvereid và Isaksen (2006)  người đã tìm ra ý định là một nhà doanh nghiệp đã mạnh mẽ hơn cho những người có thái độ tích cực đối với rủi ro hoặc độc lập. Shook và cộng sự (2003) cho rằng vai trò của các biến tâm lý, một trong số đó là thái độ, đã được thành lập bởi các mô hình từ Bird, Shapero, và lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen

Ý định hành vi là “xác suất chủ quan của một người mà ông sẽ thực hiện một số hành vi” (Fishbein & Ajzen, 1975). Với cả hai lý thuyết về hành động lý luận và lý thuyết hành vi hoạch định, Ajzen và Fishbein tạo sự liên kết giữa các thái độ, hành vi và ý định. Mặc dù có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định hành vi, nghiên cứu cho thấy những hứa hẹn nhất là thái độ, giáo dục và đào tạo, giới tính và chủng tộc (Chrisman và cộng sự al, 1998;. Cliff, 1998; Delmar & Davidsson, 2000; Krueger và cộng sự, 2000). Tự bản thân, những yếu tố tích cực hay tiêu cực có thể ảnh hưởng đến ý định dẫn đến một liên doanh mới. Tuy nhiên, những người quyết định trở thành người tự làm chủ làm cho quyết định này với các ảnh hưởng của thái độ, định mức chủ quan, và kiểm soát hành vi.

Nguồn vốn và nền tảng (NV)

Theo Tú và Tiên (2015) cho rằng nguồn vốn để khởi sự kinh doanh được nữ quan tâm nhiều hơn nam, và từ đó họ cân nhắc nhiều hơn trong chi tiêu.

Mặc dù một số nghiên cứu đã bao gồm một biến giới, kết quả đã không được hiển thị một ảnh hưởng nhất quán giữa giới tính và ý định. Delmar và Davidsson (2000) kết luận rằng doanh nghiệp điều động từ mới ra đời để bắt đầu-up không liên quan đến giới tính. Cliff (1998) lập luận rằng các doanh nhân nữ có xu hướng có các ngưỡng doanh nghiệp nhỏ hơn để họ có thể cân bằng cuộc sống cá nhân và cuộc sống kinh doanh. Một số phụ nữ xem trách nhiệm của nuôi một gia đình như là một rào cản tự tạo việc làm (Mazzarol và cộng sự ., 1999).

Cha mẹ và bạn bè với kinh nghiệm tự kinh doanh. Mueller (2006) kết luận rằng công việc và kinh nghiệm tự làm chủ trước là quan trọng hơn cả việc học khi dự đoán sở hữu doanh nghiệp nhỏ. Greve và Salaff (2003) thừa nhận rằng các doanh nhân có nhiều khả năng có cha mẹ có các doanh nghiệp của riêng mình hơn

Sự đam mê kinh doanh (DM)

Alsos và Kolvereid (1998), Krueger và cộng sự (2000) cho rằng sự đam mê kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tự mình khởi sự kinh doanh và là một phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh

Kinh nghiệm (KN)

Alsos và Kolvereid (1998) kết luận rằng người sáng lập nối tiếp có một mức độ cao hơn của sự cam kết với doanh nghiệp hơn người sáng lập mới hoặc song song. Trong một nghiên cứu của đàn ông Nhật Bản tự làm chủ, Cheng (1997) tìm thấy kinh nghiệm tự làm trước đây chịu ảnh hưởng đáng kể trong tương lai tự tạo việc làm. Một trong những phần lớn hơn các nhóm đại diện cho các chủ doanh nghiệp nhỏ là những người có kinh nghiệm sở hữu trước đó (Delmar & Davidsson, 2000).

Giáo dục (GD)

Giáo dục va đào tạo. Aronsson cho rằng kinh nghiệm dạy một người làm thế nào để trở thành một chủ doanh nghiệp, đào tạo và dạy một người làm thế nào để làm việc cho một doanh nhân (Aronsson, 2004). Hynes và Richard (2007) thừa nhận rằng giáo dục vượt ra ngoài lớp học. Robinson và Sexton (1994) lập luận rằng kinh nghiệm làm việc tác động đến khả năng sở hữu doanh nghiệp nhỏ, nhưng không mạnh như giáo dục. Rotefoss và Kolvereid (2005) kết luận rằng một mức độ cao của giáo dục chỉ áp dụng để trở thành một doanh nhân mới ra đời.

Nhu cầu thành đạt (NC)

Theo Dinis A và cộng sự (2013) cho rằng mong muốn thành đạt ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường có ảnh hưởng lớn đến việc khởi sự kinh doanh

  1. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên năm thứ 2 và năm 3 tại một số Trường ở vùng Đông Nam Bộ.

Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 280 sinh viên năm 2 và năm 3 tại một số Trường Đại học, Cao đẳng vùng Đông Nam Bộ, khảo sát trực tuyến thông qua công cụ google form bằng cách gửi mail đến sinh viên các Trường nằm trong đối tượng nghiên cứu với số lượng bảng câu hỏi thu về là 198 bảng. Trong quá trình làm sạch dữ liệu và loại những bảng hỏi không thuộc đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm 2, năm 3 và chưa từng khởi nghiệp, còn lại 131 bảng câu hỏi đủ điều kiện để đưa vào phân tích dữ liệu.

Tổng số sinh viên được khảo sát đạt yêu cầu của bảng hỏi có 278 nữ và 133 nam. Trong đó số sinh viên có ý định khởi nghiệp chiếm 84,19%, như vậy số liệu được thu thập đảm bảo thực hiện tốt mô hình nghiên cứu

3.2 Phương pháp phân tích

Nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm 2, năm 3 tại các Trường Đại học, Cao đẳng vùng Đông Nam Bộ, qua lược khảo tài liệu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp được đề xuất 20 nhân tố. Thangđo Likert 5 mức độ được sử dụng để đánh giá với 1 là “hoàn toàn không đồng ý”cho đến 5 là “hoàn toàn đồng ý”. Quá trình phân tích như sau: Bước 1: kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ sốt tin cậy Cronbach’s Alpha; Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đế ý định khởi nghiệp của sinh viên

  1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nghiên cứu khảo sát 411 sinh viên năm 2, năm 3 thuộc một số Trường Đại học và Cao đẳng ở vùng Đông Nam Bộ, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu theo 2 bước.

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí, cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0.827 ở lần kiểm định cuối cùng. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo bao gồm 20 biến quan  sát  đo  lường  các  nhân  tố  ảnh  hưởng  đến  ý định KSDN lần đầu tiên cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.823 (> 0.7), chứng tỏ thang đo này là tốt. Tuy nhiên, sau nhiều lần kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha thì lần cuối cùng có 3 biến trong số 20 biến đã bị loại để đảm bảo  độ  tin  cậy  của  thang  đo  (vì có hệ  số  tương  quan biến tổng < 0.3). Kết quả thể hiện ở Bảng 1, mô tả các biến sẽ được trình bày ở bảng 2

Bảng 1: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo lần cuối

Ký hiệu Tiêu chí Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
TD1 Tôi sẽ khởi nghiệp nếu có đủ nguồn lực và cơ hội 0.444 0.818
TD2 Tôi hứng thú với việc khởi nghiệp 0.475 0.816
TD3 Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh 0.457 0.817
TD4 Tôi đặt mục tiêu là khởi sự kinh doanh riêng 0.399 0.820
DM1 Tôi tin vào khả năng của bản thân 0.503 0.815
DM2 Khởi nghiệp hấp dẫn tôi 0.510 0.814
DM3 Kinh doanh là niềm đam mê của tôi 0.481 0.815
KN1 Tôi đã có Kinh nghiệm làm nhân viên 0.456 0.817
KN2 Tôi đã có Kinh nghiệm làm quản lý 0.392 0.821
KN3 Tôi đã có Kinh nghiệm kinh doanh 0.451 0.817
NV1 Tôi có thể vay mượn tiền từ người thân, bạn bè để khởi nghiệp kinh doanh 0.434 0.818
NV2 Tôi có khả năng tích lũy (nhờ làm thêm, tiết kiệm…) 0.435 0.818
NV3 Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của tôi 0.330 0.823
NV4 Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi khởi nghiệp 0.316 0.824
NV5 Bạn bè sẽ ủng hộ tôi khởi nghiệp 0.330 0.823
GD1 Nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết cho khởi nghiệp 0.453 0.817
GD2 Nhà trường có những khóa tập huấn kỹ năng hỗ trợ việc kinh doanh 0.384 0.821
Cronbach’s Alpha = 0.827

Nguồn: Số liệu khảo sát sinh viên năm 2,3 năm 2016

Bước 2: Sau khi tiến hành kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, bước tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thực hiện với phương pháp trích Principle component và xoay nhân tố Varimax, với 4 lần xoay nhân tố có 14 biến/20 biến được giữ lại. Kiểm định sự thích hợp của mô hình 0.5 < KMO < 1 phân tích nhân tố  mới  thích  hợp  (Hoàng  Trọng  &  Chu  Nguyễn Mộng  Ngọc,  2008), KMO của nghiên cứu này= 0.761, điều đó cho thấy nhóm các nhân tố này lại với nhau là thích hợp. Kiểm định Bartlett’s test về sự tương quan của các biến quan sát có (Sig. = 0,000 < 0,05) cho thấy các biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Tổng phương sai trích 56.857% > 50%, đạt yêu cầu và cho biết 4 nhóm nhân tố giải thích được 56.857%  độ biến thiên dữ liệu.

 

Bảng 2: KMO and Bartlett’s Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.761
Bartlett’s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1338.838
df 91
Sig. 0.000

Nguồn: Số liệu khảo sát sinh viên năm 2,3 năm 2016

Bảng 3: Ma trận xoay nhân tố
Ký hiệu Nhân tố
1 2 3 4
NV1 0.681
TD1 0.675
DM2 0.650
DM1 0.608
NV2 0.576
KN2 0.785
KN3 0.742
KN1 0.647
GD1 0.809
GD2 0.746
NV3 0.547
NV4 0.708
TD4 0.580
TD3 0.544
Nguồn: Số liệu khảo sát sinh viên năm 2,3 năm 2016

Kết quả phân tích EFA lần cuối đã loại các biến TD2, NV5, DM3, do hệ số tải nhân tố (factor loading) < 0.5. Phân tích EFA lần cuối cho thấy có 4 nhóm nhân tố mới được hình thành.

Qua bảng 3 cho thấy:

Nhóm nhân tố 1 gồm có 5 biến trong đó có 1 biến thái độ TD1 (Tôi sẽ khởi nghiệp nếu có đủ nguồn lực và cơ hội) , 2 biến nguồn vốn và nền tảng NV1 (Tôi có thể vay mượn tiền từ người thân, bạn bè để khởi nghiệp kinh doanh), NV2 (Tôi có khả năng tích lũy (nhờ làm thêm, tiết kiệm…), 2 biến sự đam mê DM1 (Tôi tin vào khả năng của bản thân), DM2 (. Tuy 5 biến này được gom từ 3 nhân tố khác nhau, nhưng nói chung 5 biến này đều liên quan đến sự đam mê kinh doanh, và sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực để kinh doanh.

Nhóm nhân tố thứ 2 gồm 3 biến về kinh nghiệm KN bao gồm KN1 (Kinh nghiệm làm nhân viên), KN2 (Kinh nghiệm làm quản lý) và KN3 ( kinh nghiệm kinh doanh), đúng như Cheng (1997) tìm thấy kinh nghiệm tự làm trước đây chịu ảnh hưởng đáng kể trong tương lai tự tạo việc làm. Một trong những phần lớn hơn các nhóm đại diện cho các chủ doanh nghiệp nhỏ là những người có kinh nghiệm sở hữu trước đó (Delmar & Davidsson, 2000).

Nhóm nhân tố thứ 3 bao gồm 3 biến trong đó có 2 biến về giáo dục bao gồm GD1 (Nhà trường cung cấp những kiến thức cần thiết cho khởi nghiệp), GD2 (Nhà trường có những khóa tập huấn kỹ năng hỗ trợ việc kinh doanh) và 1 biến về nguồn vốn và nền tảng NV3 (Nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của tôi), được gom từ 2 nhân tố khác nhau nhưng đều thể hiện sự ảnh hưởng từ phía nhà trường và gia đình , cho thấy sự giáo dục từ nhà trường và nền tảng gia đình ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Nhóm nhân tố thứ 4 bao gồm 3 biến trong đó có 2 biến về thái độ TD3 (Tôi không ngại rủi ro trong kinh doanh), TD4 (Tôi đặt mục tiêu là khởi sự kinh doanh riêng) và 1 biến về nguồn vốn và nên tảng NV4 (Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi khởi nghiệp), cho thấy với thái độ sẵn sàng để khởi nghiệp, chấp nhận rủi ro và được sự ủng hộ từ gia đình, ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ cao hơn.

  1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm tác giả đã xác định được 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên vùng Đông Nam Bộ bao gồm Sự đam mê và sẵn sàng chuẩn bị  nguồn lực, kinh nghiệm làm việc, giáo dục và nền tảng gia đình và thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để khởi nghiệp. Hàm ý nghiên cứu cho thấy để khơi gợi tinh thần khởi nghiệp ở sinh viên cần chú trọng một số vấn đề sau:

Về giáo dục ở Trường: cần xây dựng nội dung chương trình đào tạo cần có đủ cả kiến thức, kỹ năng và thái độ nhằm trang bị đầy đủ hành trang và động cơ để sinh viên có ý chí tự khởi nghiệp trong bối cảnh đang thiếu việc làm như hiện nay. Cần thành lập trung tâm hướng nghiệp và khởi nghiệp cho sinh viên nhằm hỗ trợ cho các em sinh viên có những thông tin, chính sách cần thiết mà các em quan tâm

Cần có mối liên kết chặt chẽ giữa Trường và các doanh nghiệp nhằm cho sinh viên tiếp cận với những kỹ năng thực tế, nên tạo sân chơi khởi nghiệp cho sinh viên trong Trường nhằm khơi gợi ý định khởi nghiệp của sinh viên và cũng tạo điều kiện cho các em sinh viên lường trước những khó khăn, rủi ro, thách thức khi khởi nghiệp, và cũng là bài học kinh nghiệm cho chính bản thân các em sinh viên

Về phía gia đình: cần tạo điều kiện và ủng hộ về mặt tinh thần, nguồn vốn để khuyến khích các bạn sinh viên tự khởi nghiệp. Đối với các gia đình có truyền thống kinh doanh thì sẽ tạo điều kiện hơn cho các bạn sinh viên va chạm thực tế ngay tại môi trường của gia đình

Kích cỡ mẫu nghiên cứu là một giới hạn trong đề tài này, việc chọn mẫu ngẫu nhiên các sinh viên nằm trong quy định là sinh viên năm 2, năm 3 cũng ảnh hưởng đến tính đại diện của đám đông. Do đó nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng điều tra khi thời gian cho phép để đa dạng hơn đối tượng nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

Alsos, G. A., & Kolvereid, L. (1998). The business gestation process of novice, serial, and parallel business founders. Entrepreneurship Theory and Practice, 22(4), 101-114

Anabela Dinis et al.. (2013). Psychological characteristics and entrepreneurial intentions among secondary students. Education + Training, Vol. 55, No. 8/9, 763-780.

Aronsson, M. (2004). Education matters – But does entrepreneurship education? An interview with David Birch. Academy of Management Learning and Education, 3(3), 289-292.

Cheng, M. M. (1997). Becoming self-employed: The case of Japanese men. Sociological Perspectives, 40(4), 581- 600

Chrisman, J.J., Bauerschmidt, A., & Hofer, C.W. (1998). The determinants of new venture performance: An extended model. Entrepreneurship Training and Practice, 23, 5-29.

Cliff, J.E. (1998). Does one size fit all? Exploring the relationship between attitudes towards growth, gender, and business size. Journal of Business Venturing, 13, 523-542.

Delmar, F., & Davidsson, P. (2000). Where do they come from? Prevalence and characteristics of nascent entrepreneurs. Entrepreneurship and Regional Development, 12, 1-25.

Devonish, D., Alleyne, P., Soverall, W. C., Marshall, A. Y., Pounder, P. (2010). Explaining entrepreneurial intentions in the Caribbean. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, 16(2), 149 – 171.

Fishbein, M., & Ajzen, I. (1975). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to the theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley.

Greve, A., & Salaff, J.W. (2003). Social networks and entrepreneurship. Entrepreneurship Theory and Practice, 28(1), 1-22.

Guerrero, M. , Rialp, J. & Urhano, D. (2006). The impact of desirability and feasibility on entrepreneurial intention: A structure equation model. International   Entrepreneur Management Jounal, 4, 35–50.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức.

Huỳnh Đình Thái Linh, Lê Nhật Hạnh, Nguyễn Thị Duy Quyên. (2016).  Nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố thúc đẩy khởi nghiệp, nhận thức rủi ro và hành vi có chủ định để trở thành nghiệp chủ. Hội thảo “Khởi nghiệp” Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Hynes, B., & Richardson, I. (2007). Entrepreneurship education: A mechanism for engaging and exchanging with the small business sector. Education and Training, 49(8/9), 732-744

Koh, H. C.. (1996). Testing hypotheses of entrepreneurial characteristics: A study of Hong Kong MBA students. Journal of Managerial Psychology, Vol. 11, No. 3, 12-25.

Kolvereid, L., & Isaksen, E. (2006). New business start-up and subsequent entry into self-employment. Journal of Business Venturing, 21, 866-885

Kristandy, S. J., & Aldianto, L. (2015). Factors that Influence Student’s Decision in Starting-up Service Franchise Business in Bandung. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 169, 318-328.

Krueger, N. F. & Brazeal, D. V. (1994). Entrepreneurial potential and potential entrepreneurs. Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), 91-104

Krueger, N.F., Reilly, M.D., & Carsrud, A.L. (2000). Competing models of entrepreneurial intentions. Journal of Business Venturing, 15(5-6), 411-432.

Mazzarol, T., Volery, T., Doss, N., & Thein, V. (1999). Factors influencing small business start-ups. International Journal of Entrepreneurial Behavior and Research, 5(2), 48-63.

Mueller, P. (2006). Entrepreneurship in the region: Breeding ground for nascent entrepreneurs? Small Business Economics, 27(1), 41-58.

Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trưởng Đại học/ Cao đẳng ở Thành phố Cần Thơ. Tạp chí nghiên cứu khoa học, số 10, trang 55-64

Phan Anh Tú, Giang Thị Cẩm Tiên . (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên Khoa Kinhtế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 38, Tr 59 -66

Robinson, P. B., & Sexton, E. A. (1994). The effect of education and experience on self-employment success. Journal of Business Venturing, 9 (2), 141-156.

Rotefoss, B., and Kolvereid, L. (2005). Aspiring, nascent and fledging entrepreneurs: an investigation of the business startup process. Entrepreneurship and Regional Development, Vol 17, No 2, 109–127

Shook, C.L., Priem, R.L., & McGee, J.E. (2003). Venture creating and the enterprising individual: A review and synthesis. Journal of Management, 29(3), 379-399