Không chỉ có cảnh quan vô cùng hấp dẫn, Núi Lớn và Núi Nhỏ còn chứa đựng trong nó cả một bề dày lịch sử với nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng như các trận địa pháo cổ thời kỳ Tam Thắng, Ngọn Hải Đăng , Bạch Dinh … cách đây hàng trăm năm, Tượng Chúa Giang Tay, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá cùng hàng chục ngôi chùa cổ và đẹp ven triền núi . Cảnh sắc trời mây, núi-biển hòa quyện, đan xen cùng các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo hội tụ nơi đây thực sự là một “mỏ vàng” để Vũng tàu có thể thu hút và khai thác,kinh doanh du lịch.
Tiềm năng và lợi thế về du lịch là vậy nên trong những năm qua tỉnh và thành phố Vũng tàu đã tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư khai thác kinh doanh du lịch ở khu vực Núi Lớn và Núi Nhỏ, điển hình là Khu Du lịch Hồ Mây trên Núi Lớn, điểm du lịch Tượng Chúa Giang tay, Thích Ca Phật Đài… .Tuy nhiên hoạt động kinh doanh du lịch ở đây vẫn mang tính cục bộ, nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư đồng bộ, xứng tầm và đặc biệt là chưa tương xứng tiềm năng du lịch. Ngoài 2 điểm sáng hấp dẫn và thu hút khách là Tượng Chúa Giang Tay và khu Du lịch Hồ Mây, các điểm du lịch còn lại đang kém dần sức hấp dẫn ( như điểm du lịch Thích Ca Phật Đài) hay chỉ kinh doanh trông giữ xe một cách tự phát ( như ở Ngọn Hải Đăng). Hàng chục những ngôi chùa cổ ven triền hai ngọn núi cùng những con đường lên Núi Lớn, Núi Nhỏ quanh co, khúc khuỷu, rợp bóng cây xanh, rất đẹp và nên thơ, thực sự là những nơi để cho du khách chiêm bái,tham quan nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp ảnh, píc nic… hiện vẫn chưa được đưa vào kinh doanh khai thác du lịch.thật là uổng phí.
Chúng tôi cho rằng cảnh quan hòa quyện của biển với Núi Lớn và Núi Nhỏ cùng với các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng dày đặc trên 2 ngọn núi này thực sự là báu vật, là điểm nhấn của Du lịch Vũng Tàu, rất đáng được trân trọng, gìn giữ và đưa vào khai thác, kinh doanh du lịch một cách hiệu quả.
Để khai thác tốt tiềm năng du lịch ở 2 ngọn núi này, chúng tôi xin có một số đề xuất sau:
1-Cần có quy hoạch du lịch tổng thể Núi Lớn, Núi Nhỏ, những điểm tham quan , nghỉ dưỡng cùng cơ chế, chính sách hấp dẫn để có cơ sở thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2-Cần phải giải tỏa những nút thắt ở 2 con đường hiện hữu lên Núi Lớn và Núi Nhỏ, đồng thời mở thêm một vài con đường khác lên đỉnh 2 ngọn núi này cũng như mở những con đường nhỏ đi bộ theo đường bình độ, nối các di tích lịch sử, văn hóa, các khu cắm trại, picnic trong từng ngọn núi để du khách tiện đi lại, tham quan, thưởng ngoạn phong cảnh .
3-Cần phải rà soát và bổ sung thêm nhiều di tích lịch sử văn hóa (như các trận địa pháo cổ trên 2 ngọn núi, Ngọn Hải Đăng…), các ngôi đền, chùa cổ( như Tịnh Xá Ngọc Bích, Đền Trần, chùa Phổ Quang, Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, Thiền Viện Chơn Không…) ở hai ngọn núi này vào danh mục các điểm du lịch tâm linh, tham quan nghiên cứu lịch sử văn hóa của Vũng Tàu.
4-Một số khu vực dưới tán cây cây cao ở 2 ngọn núi này có thể quy hoạch, thiết kế thành các khu du lịch cắm trại, píc níc, thể thao leo núi, một số nơi có thể có các lán trại nghỉ đêm. Đây là một loại hình du lịch rất thích hợp với thanh niên, học sinh-sinh viên, góp phần tạo nên các sản phẩm du lịch mới, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
5-Cần thiết kế và quảng bá các tour du lịch picnic, thể thao núi-biển kết hợp du lịch tâm linh, tham quan, nghỉ dưỡng kéo dài 2-3 ngày ở cụm du lịch tổng hợp quanh 2 ngọn Núi Lớn và Núi Nhỏ.
6-Với bề dày lịch sử hàng trăm năm của ngọn Hải Đăng gắn với địa danh tên gọi Vũng Tàu, với lợi thế phong cảnh “Sơn Thủy Hữu tình “ do sự kết hợp của núi và biển, chúng tôi cho rằng có thể chọn bộ ảnh chụp từ trên cao phong cảnh ngọn Hải Đăng cùng với các góc của thành phố và các bãi biển làm biểu tượng, là điểm nhấn của du lịch của thành phố Vũng Tàu.
Nếu cụm du lịch Núi Lớn, Núi Nhỏ được đầu tư và khai thác hết tiềm năng, chắc chắn Vũng tàu sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch lịch mới, xứng tầm là một trong những trung tâm du lịch của Vùng và cả nước.
TS. Phùng Đức Vinh, Hiệu trưởng Đánh Chắn
|