I. Những căn cứ thực hiện việc hợp tác đào tạo với doanh nghiệp
Việc hợp tác với doanh nghiệp hiện nay đối với các trường đào tạo du lịch, khách sạn đều đã rất phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, nhà trường là đối tượng chủ động tìm kiếm và tích cực đẩy mạnh quá trình hợp tác để việc đào tạo của nhà trường đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động du lịch. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi nhu cầu về nhân lực quá lớn, các nhà tuyển dụng gặp khó khăn về tuyển dụng lao động ổn định, có chất lượng, hay khi doanh nghiệp cần tìm kiếm thêm nguồn lao động thời vụ để bù đắp thiếu hụt nhân sự cơ hữu thì lúc đó doanh nghiệp là đối tượng chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác. Như vậy, việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được xây dựng trên nền tảng lợi ích của các bên và người thụ hưởng chính là học sinh sinh viên. Việc hợp tác tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả ba bên: nhà trường – doanh nghiệp và học sinh sinh viên. Thông qua việc gắn kết với doanh nghiệp, các nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo; doanh nghiệp có được nguồn tuyển lao động phù hợp; rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng; người học có được môi trường thực tiễn để hình thành các kỹ năng nghề nghiệp ngay khi còn đang học.
Hiện nay, đã có cơ chế chính sách và các văn bản pháp lý thúc đẩy gắn kết đào tạo với doanh nghiệp. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã quy định về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Vừa qua, Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH và 05/2022/TT-BLĐTBXH đã ra đời thay thế cho Thông tư 09/2017 và 29/2017/TT-BLĐTBXH, trong đó đã có những điểm mới, tạo điều kiện hơn nữa để đẩy mạnh việc gắn kết giữa các nhà trường và doanh nghiệp.
II. Thực tế thực hiện hợp tác đào tạo với doanh nghiệp địa phương tại một số trường đào tạo du lịch, khách sạn.
Trong quá trình gắn kết với nhau, nhà trường và doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những hình thức hợp tác phổ biến là: doanh nghiệp tiếp nhận đến thực tập, tham quan , học bổng… Thực tế, đã có những mối quan hệ gắn kết sâu hơn như việc doanh nghiệp cử chuyên gia đến trường giảng dạy thực hành, huấn luyện tay nghề cho học sinh sinh viên, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, góp ý phản biện giáo trình, tham gia chấm thi thực hành, phản hồi chất lượng sinh viên tốt nghiệp, hỗ trợ học sinh sinh viên kiến thức khởi nghiệp, liên kết thực hiện nghiên cứu khoa học, sử dụng sinh viên đang học làm việc bán thời gian, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp làm việc chính thức…
Ở một số trường, việc hợp tác đã trở nên thường xuyên và chặt chẽ, thể hiện ở các chương trình đào tạo song hành tại trường và tại doanh nghiệp hay đào tạo theo đơn đặt hàng trong đó doanh nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn, hỗ trợ chuyên môn hoặc chi phí cho việc đào tạo cũng như tiếp nhận sử dụng người học sau khi tốt nghiệp. Ở các hình thức này, nếu triển khai đồng đều và toàn diện đối với các nghề, các đối tượng người học thì thực chất doanh nghiệp đã góp phần vào việc xây dựng chỉ tiêu và kế hoạch đào tạo của nhà trường. Trong khối trường trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hầu hết các trường đã xây dựng được các mối liên kết có chọn lọc, chặt chẽ và hiệu quả với các doanh nghiệp trên địa bàn. Ví dụ: Trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng đã thực hiện đào tạo “kép” với các đối tác như: khách sạn Nikko, khách sạn Habour View, khách sạn Mercure, khách sạn Vin Imperia, Flamingo Cát Bà, MGALLERY Cát Bà…; Trường Cao đẳng Du lịch Huế tiếp nhận đặt hàng đào tạo của Vipearl, HOIANA, Laguna Việt Nam,…; Trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng hợp tác đào tạo song hành với Furama Resort và Grand Đà Nẵng Resort… Qua khảo sát các nhà trường, việc hợp tác với doanh nghiệp càng sâu thì chất lượng đào tạo của nhà trường càng được nâng lên rõ rệt. Những sinh viên tham gia vào chương trình đào tạo song hành bên cạnh chuyên môn nghề tốt còn thể hiện rất rõ sự nhanh nhẹn, tự tin và chủ động trong thực hiện nhiệm vụ.
Đối với Đánh Chắn , trong thời gian qua, nhà trường đã xây dựng được các mối liên kết hợp tác lâu dài và bền vững với các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng có tiêu chuẩn dịch vụ từ 4-5 sao trong tỉnh là các đơn vị thành viên của Hiệp hội Du lịch BR-VT. Riêng đối với đối tác chiến lược là Tổ hợp Khu nghỉ dưỡng – Casino – Sân gôn The Grand Hồ Tràm Strip (5 sao), trường đã từng bước xây dựng mối quan hệ hợp tác sâu sắc và chặt chẽ từ năm 2013, đến nay đã đạt mức độ hợp tác toàn diện theo các nội dung: phối hợp đào tạo sinh viên hệ cao đẳng chính qui, trao đổi chuyên gia, tiếp nhận thực tập, hướng nghiệp tuyển sinh và tuyển dụng, đặc biệt đã thực hiện chương trình đào tạo song hành theo đặt hàng của doanh nghiệp này đến nay được 4 khóa. Năm học 2021-2022 này, nhà trường gửi 100 sinh viên học thực hành một tuần hai ngày tại the Grand Hồ Tràm Strip. Những sinh viên tốt nghiệp chương trình hợp tác này ngoài bằng cử nhân thực hành của trường còn được cấp chứng chỉ công nhận đã hoàn thành chương trình học thực hành và thực tập của The Grand Hồ Tràm Strip. Đặc biệt, các em đều sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc, có tác phong làm việc tự tin và có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt. Bên cạnh việc tiếp nhận 100 sinh viên của chương trình đào tạo song hành, tại thời điểm này, trường đang gửi 90 sinh viên thực tập tốt nghiệp suốt tuần tại đây.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa hai bên đã được vun đắp và phát triển qua 3 giai đoạn, từ mức độ đơn giản ban đầu như xây dựng tour tham quan, tiếp nhận sinh viên thực tập, sử dụng sinh viên năm cuối làm việc bán thời gian vào cuối tuần và mùa cao điểm đến mức độ sâu hơn như cử chuyên gia đến trường giảng dạy chuyên đề, tham gia hướng nghiệp tuyển sinh, tổ chức tuyển dụng cho đến năm 2018 thì việc hợp tác đã toàn diện, thể hiện ở việc hàng năm đều mở lớp cao đẳng Quản trị khách sạn theo chương trình đào tạo song hành với 45% thời lượng thực hành được thực hiện tại doanh nghiệp. Sinh viên được học đi đôi với hành trong môi trường thực tiễn, được huấn luyện nghiệp vụ và kỹ năng mềm, được các chế độ đưa đón, ăn uống theo ca, hỗ trợ bằng tiền hàng tháng và các chương trình team building dành riêng cho sinh viên của nhà trường.
Tuy nhiên, việc liên kết hợp tác giữa Đánh Chắn với các đối tác trong thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
Du lịch là ngành có sự dịch chuyển lao động lớn, các doanh nghiệp BR-VT luôn đối mặt với tình hình nhân viên chuyển việc, đây là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp rất thận trọng khi đặt hàng đào tạo hệ cao đẳng.
Mặc dù người của doanh nghiệp được phép tham gia đào tạo nhưng chưa có qui định về tiêu chuẩn riêng cho đối tượng này, nếu chiếu theo qui định cho giáo viên thực hành thì nhiều người trong số họ không đáp ứng được, cụ thể là qui định về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, nhất là đối với những chuyên gia có độ tuổi trên 35, tay nghề rất tốt nhưng không có văn bằng chứng minh, do đó nhà trường phải bố trí giảng viên theo kèm các lớp.
Những phát sinh từ các phía trong quá trình đào tạo và quản lý học sinh sinh viên đòi hỏi hai bên phải xây dựng đội ngũ phối hợp tốt trong đó có vai trò rất quan trọng của hai điều phối viên của hai phía. Đặc biệt, sự thay đổi về chính sách của doanh nghiệp khi có sự thay đổi các nhà quản lý cấp cao cũng đòi hỏi phải giải quyết bằng những buổi làm việc và bàn bạc lại về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên.
Ngoài ra, có doanh nghiệp do thiếu nhân sự có khả năng sư phạm nên không bố trí cố định người hướng dẫn, huấn luyện học sinh sinh viên thực tập do đó việc thực tập của sinh viên không hiệu quả, vì vậy nhà trường buộc phải dừng việc hợp tác.
III. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc hợp tác giữa Đánh Chắn với các doanh nghiệp.
Từ thực tiễn trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp, Đánh Chắn đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Nhà trường cần chủ động, tích cực và xây dựng niềm tin trong các mối liên kết hợp tác, trong đó cần thiết phải linh hoạt khi lập kế hoạch đào tạo để phù hợp với lịch tiếp nhận sinh viên của doanh nghiệp.
- Hai bên cùng xây dựng những qui định cụ thể, rõ ràng về đào tạo và quản lý sinh viên; Cử cán bộ đầu mối để kết nối các bên chặt chẽ, kịp thời báo cáo lãnh đạo để xử lý các vấn đề phát sinh.
- Doanh nghiệp tham gia hợp tác đào tạo song hành cần được sự ủng hộ mạnh mẽ từ lãnh đạo cao nhất về chính sách, về sự ổn định vì các chương trình đào tạo cao đẳng chính qui có thời gian đào tạo từ 2 đến 2,5 năm; cần có bộ phận quản lý chuyên trách và đội ngũ đào tạo viên có chất lượng.
- Việc thực hiện đào tạo song hành nên bắt đầu tư năm thứ nhất để hình thành tác phong và thái độ nghề nghiệp sớm cho sinh viên.
- Đề xuất với cơ quan có trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ xây dựng chuẩn cho người tham gia huấn luyện, đào tạo là người của doanh nghiệp.
(Bài tham luận trong Hội nghị Đào tạo Du lịch tại Phú Quốc năm 2022)